0908946982 (Ls. Hưng)

Lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của bạn trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có của bạn. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được chuẩn bị kỹ càng trên giấy, thì chắc chắn nó không thể trở thành hiện thực nơi thương trường. Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt có thể giúp bạn quyết định khởi sự một doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại của bạn. Mặt khác nó có thể giúp bạn nên dừng hoặc tiếp tục công việc kinh doanh không có tính hiện thực cao.

Chủ doanh nghiệp thường sử dụng kế hoạch kinh doanh của họ như một kế hoạch hành động, đó là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các việc kinh doanh của họ. Giống như thiết kế một ngôi nhà, kế hoạch của bạn nói cho bạn rõ cái gì bạn nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Rất nhiều người sử dụng kế hoạch kinh doanh cho việc bắt đầu hoạt động và giai đoạn mở rộng các hoạt động. Nhờ đó họ sẽ tiếp tục theo các mục tiêu và ngân sách tài chính đã định.

Kế hoạch kinh doanh của bạn là một tài liệu đầy thuyết phục cho việc xây dựng ngân sách. Một kế hoạch kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để đàm phán với một đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc các nhà đầu tư khác. Để vay được tiền, nó là một tài liệu tác động mạnh nhất tới ngân hàng khi bạn đề nghị vay tiền. Nếu bạn muốn gia tăng hoặc vay càng nhiều tiền hơn thì kế hoạch kinh doanh của bạn càng phải cần thận, kỹ càng hơn.

Một kế hoạch kinh doanh điển hình gồm bảy phần chính:

* Phần giới thiệu

* Miêu tả hoạt động kinh doanh

* Thị trường

* Phát triển và Sản xuất

* Bán hàng và Marketing

* Ban quản lý

* Tài chính

- Phần giới thiệu: Phần giới thiệu cho kế hoạch kinh doanh của bạn - gồm trang bìa, tóm tắt ý chính, và mục lục - quyết định ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra cho người đọc. Trong nhiều trường hợp, các phần giới thiệu, đặc biệt là phần tóm tắt, sẽ quyết định liệu người đọc có đọc nốt phần còn lại kế hoạch của bạn hay không. Ngoài ra, phần mục lục thể hiện cách bạn tổ chức toàn bộ kế hoạch của mình. Vì lý do này, tất cả các phần để giới thiệu phải được soạn thảo tốt nhất cả về hình thức và nội dung.

- Tổng quan về công ty của bạn:

* Đưa ra những thông tin giới thiệu sơ lược về công ty

* Miêu tả chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ bạn đang định cung cấp.

- Thị trường : Đây là một trong những phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh, trong đó phải xem xét đến quy mô của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển của thị trường. cũng như các đối thủ cạnh tranh chính của bạn trong thị trường này. Phần này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

- Bán hàng & marketing: Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn, phần này sẽ nêu rõ chiến lược và các thủ thuật mà bạn sẽ sử dụng để khiến khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một kế hoạch Bán hàng và Marketing vững mạnh sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và nó là một đảm bảo cho các nhà đầu tư tiềm năng tin rằng bạn có một kế hoạch khả thi và có đủ các nguồn lực để xúc tiến bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Phần kế hoạch Bán hàng và Marketing của bạn sẽ gồm:

* Phương thức bán hàng : Làm thế nào bạn đưa được sản phẩm tới người sử dụng cuối cùng hay khách hàng mục tiêu của bạn - phương thức phân phối và bán hàng của bạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cũng phải diễn giải rõ kế hoạch tiếp cận các kênh phân phối của bạn. Bạn có bán hàng trực tiếp cho các khách hàng của mình không. Bạn có sử dụng các đại diện bán hàng, các nhà phân phối hay môi giới không. Bạn có định sử dụng một đội ngũ bán hàng trực tiếp không.

* Quảng cáo và khuyến mại: Bạn phải trình bày rõ các phương tiện quảng cáo bạn định sử dụng: báo chí, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình, Danh bạ các trang vàng, v.v... Đồng thời mô tả các chương trình quảng bá sản phẩm, các tài liệu bán hàng hoặc khuyến mại (như tập san và các tờ rơi giới thiệu sản phẩm), mẫu thiết kế bao bì, các nỗ lực triển lãm thương mại, và những hoạt động tương tự.