Dịch vụ tư vấn kết hôn có yêu tố nước ngoài
Cơ sở pháp lý:
- Điều 103 Luật Hôn nhân gia đình quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
- Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Thẩm quyền đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 102 LHNGĐ và Điều 6 NĐ 24:
- UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của công dân Việt Nam;
- Cơ quan đại diện (nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại).
Hồ sơ đăng kí kết hôn: Điều 7 NĐ 24 quy định mỗi bên phải có:
Các giấy tờ chung:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Kèm theo các giấy tờ:
|
Công dân Việt Nam
|
Công dân nước ngoài
|
Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân
|
· CMT hoặc hộ chiếu;
· Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú
|
· Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Giấy thông hành, thẻ cư trú)
· Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm;
· Nếu không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;
|
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
|
· Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
· Nếu đồng thời có quốc tịch nước ngoài: Giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhândo cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
· Nếu từng ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
· Nếu đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước: giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó
|
· Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
· Nếu pháp luật nước đó không có quy định thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
· Nếu từng ly hôn với công dân Việt Nam:Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
|
Chú ý:
- Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản được cấp từ cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo qui định của pháp luật).
- Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
- Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam xác nhận. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại theo công văn 246-CV/NGLS ngày 31/05/2005 của Bộ Ngoại giao).
Trình tự thủ tục: Điều 8 NĐ 24:
- Nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
- Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn:
+ Tại Việt Nam: không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc;
+ Tại cơ quan đại diện: không quá 20 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 35 ngày.